Việc tiếp cận nguồn vốn xanh đang còn khó khăn với các doanh nghiệp

Việc tiếp cận nguồn vốn xanh đang còn khó khăn với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay, với sự khó khăn từ thị trường chung thì việc tiếp cận được những nguồn vốn tốt là điều mang lại cơ hội mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, việc tiếp cận được nguồn vốn xanh đối với các doanh nghiệp lại gặp khá nhiều khó khăn. Hãy cùng chúng TOPI tìm hiểu chi tiết ngay sau đây bạn nhé.

Các dự án xanh không được ưu tiên cấp vốn

Các nhà đầu tư và ngân hàng chưa mặn mà cấp vốn cho doanh nghiệp làm dự án xanh do thiếu chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Tại hội thảo về tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị (ESG) ngày 16/5, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi xanh, chứ không còn là xu hướng hay cụm từ được dùng để marketing.

Nhưng với các doanh nghiệp, việc tiếp cận tín dụng xanh không dễ dàng, khi nhà đầu tư trong nước, ngân hàng chưa hứng thú cấp vốn cho dự án loại này. Chủ một công ty vừa và nhỏ ví von ESG như một “buổi diễn thính phòng ở nhà hát lớn”.

Ông cho hay muốn tiếp cận vốn xanh, họ phải thực hiện quy trình, thủ tục phức tạp nên “không đủ kiên nhẫn đáp ứng”. “Chúng tôi lo “cơm áo gạo tiền” còn chưa xong, nên ESG rất xa vời vì đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, chưa có cơ chế hỗ trợ, tiếp cận vốn dễ dàng”, ông nói.

Các dự án xanh không được ưu tiên cấp vốn

Cùng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh – Tổng thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), cho rằng các doanh nghiệp thực sự gặp khó trong huy động vốn để phát triển các dự án chuyển đổi xanh.

Chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cho những dự án xanh

Theo ông Quỳnh, khó khăn nhất cho tài chính xanh ở Việt Nam là nhà chức trách chưa có danh mục phát triển xanh (green taxonomy). Các chính sách hỗ trợ về thuế, lãi suất, thủ tục hành chính… cũng chưa rõ ràng. Vì thế, hiện doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh chủ yếu từ nhà đầu tư quốc tế, thay vì tìm nguồn lực trong nước. “Điều này là dễ hiểu vì các tổ chức tài chính “không phải đơn vị từ thiện”, họ luôn tìm kiếm lợi nhuận. Khi Chính phủ chưa có chính sách ưu đãi cụ thể, nhóm trong nước khó tham gia sâu hơn vào lĩnh vực này”, ông nói.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không dễ huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh qua kênh trái phiếu. Gần đây, BIDV và EVN Finance là hai đơn vị phát hành thành công trái phiếu xanh. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh nhận xét thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khởi.

Tương tự vay vốn tín dụng, chưa có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích là nguyên nhân chính khiến thị trường này trầm lắng. Ông Nguyễn Bá Sơn – Phó giám đốc Ban Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ BIDV, cho biết lô trái phiếu xanh ngân hàng này phát hành năm ngoái có lãi suất thấp hơn không đáng kể khoản vay thương mại. Trong khi đó, họ phải đưa ra nhiều cam kết, nguồn lực.

Trái phiếu xanh của BIDV bán cho 6 nhà đầu tư là các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế. Tuy quan tâm đến ESG, vấn đề đầu tiên họ đặt ra là lãi suất. Do đó, theo ông Sơn, để giải quyết nghịch lý này cần có ưu đãi về thuế, phí cho nhà đầu tư để giúp họ dễ chấp nhận mức lãi thấp hơn cho các dự án xanh. Theo báo cáo Ngân hàng Nhà nước, giai đoạn 2017 – 2021, dư nợ cấp tín dụng cho lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân hơn 25% mỗi năm.

Tính đến cuối năm ngoái, thị trường có 47 tổ chức tín dụng ghi nhận dư nợ tín dụng xanh, trên 620.980 tỷ đồng. Mức này tăng 24% so với năm 2022, nhưng chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính Việt Nam cần 368 tỷ USD đến 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm để đưa phát thải ròng về 0 vào 2050. Tuy vậy, khi chưa có khung pháp lý rõ ràng, ngành này vẫn đang dựa vào hệ thống nội bộ mỗi ngân hàng trong phê duyệt khoản vay xanh. Các tổ chức tín dụng cũng phải tự giám sát, dẫn tới phát sinh tâm lý chần chừ cho vay, phát triển tín dụng xanh.

Xem thêm: https://vaytiennhanhsieutoc.net/nhieu-ngan-hang-cong-ty-chung-khoan-bao-lai/