Thời điểm 6 tháng cuối năm là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị tinh thần cho việc tăng doanh số để về đích thuận lợi vào cuối năm. Hãy cùng chúng tôi xem bức tranh toàn cảnh của thị trường nửa cuối năm bạn nhé!
Kế hoạch nửa cuối năm của các doanh nghiệp
Loạt kế hoạch kích cầu, ra mắt sản phẩm mới bắt “trend”, đầu tư mở rộng… được triển khai mạnh mẽ.
Việt Nam khởi đầu năm 2024 với kết quả tăng trưởng GDP 5,66% trong quý 1/2024.
Xem nhanh: Chứng chỉ quỹ
Kết quả này có được nhờ sự hồi phục của cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, cũng như sự tăng tốc trong hoạt động thương mại với bên ngoài với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2021, đảo ngược sự suy giảm trong hầu hết năm 2023.
Dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng khá lạc quan, cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường chính trị và khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Dòng vốn FDI kể từ đầu năm đã tăng 7,8% so với cùng kỳ lên 8,3 tỷ USD trong tháng 5, nhanh nhất trong giai đoạn 5 tháng kể từ năm 2018, đứng sau kết quả dòng vốn vào kỷ lục 23,2 tỷ USD trong năm 2023.
Quan điểm của Ngân hàng UOB trong báo cáo mới đây cho biết, trong khi những rủi ro bên ngoài tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế (bao gồm xung đột ở Đông Âu và Trung Đông), triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự phục hồi của nhu cầu chip bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như những sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng đang diễn ra.
Kỳ vọng tăng trưởng của doanh nghiệp
Theo đó, UOB kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ tăng lên 6% so với cùng kỳ trong quý 2/2024, kéo dài mức tăng 5,66% trong quý 1. Về mặt lãi suất, UOB kỳ vọng NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách chủ chốt trong thời gian còn lại của năm 2024 trên cơ sở cân bằng giữa các yếu tố phục hồi kinh tế trong nước ổn định, áp lực lạm phát vừa phải và đồng VNĐ yếu đi so với USD.
Ở phía các doanh nghiệp, hầu hết đều đang kỳ vọng cho nửa chặng nước rút cuối năm khi nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu hồi phục tốt, cùng với sự ấm lên của thị trường du lịch. Dưới góc độ ngành gỗ – chuyên xuất khẩu, ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch Hawa – chia sẻ: “Hiện nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã có đơn hàng có tới quý 3-4/2024. Dù đơn hàng xuất khẩu hồi phục song trước tình hình giá cước cao, không loại trường khả năng đối tác có thể sẽ chủ động giảm đơn hàng. Bởi, hầu hết xuất khẩu gỗ Việt Nam đang làm theo giá Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán”.
Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu, do đó bên mua sẽ chịu giá cước gia tăng. Dù vậy, theo ông Khanh thì bức tranh xuất khẩu đang khá tốt, doanh nghiệp cũng đang tăng tốc để đạt được con số 15,2 tỷ USD xuất khẩu ngành gỗ đã lên kế hoạch trong năm 2024.
Ở mảng tiêu dùng, nhu cầu hồi phục cũng khiến các bên rộn ràng chiến dịch mới, sản phẩm mới cũng như mở rộng quy mô. Đơn cử, Fahasa đang tăng tốc trong chiến lược mở rộng và làm mới cửa hàng đề ra trong năm 2024, sau 1 năm kinh doanh ấn tượng. Mới đây, Công ty tiếp tục hoàn thành và cho vào vận hành Nhà sách Fahasa Đông Sài Gòn – Nhà sách thứ 4 tại Tp.Thủ Đức đặt tại Vincom Mega Mall Grand Park, diện tích lên đến 800m2.
Trong quý 1/2024, Fahasa đã khai trương 4 nhà sách lớn, bao gồm: Fahasa Trần Duy Hưng (khai trương tháng 2/2024 tại Vincom Center Trần Duy Hưng – Hà Nội) qui mô 800m2; Fahasa Kiên Giang (khai trương hôm 6/3/2024) tại địa điểm mới với diện tích gần 800m2 và kinh phí đầu tư 10 tỷ đồng. Đây được được đánh giá là Nhà sách lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ và được khách hàng đón nhận. Tại Tp.HCM, Fahasa cũng vừa “làm mới” nhà sách lâu đời nhất trên cùng đường Nguyễn Huệ Sài Gòn, Fahasa tại Giga Mall Thủ Đức và dự án tại Vincom Mega Mall Grand Park mới nói trên. Theo kế hoạch, Công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện Fahasa Huế với diện tích gần 900m2 vào tháng 8/2024 tại Aeon Mall Huế.
Tìm hiểu thêm: https://vaytiennhanhsieutoc.net/phien-giao-dich-cuoi-thang-6-khoi-ngoai-tiep-da-ban-rong/
Nhiều chiến lược tung sản phẩm mới “bắt trend” cũng đang rầm rộ trở lại. Sau 1 năm đưa thương hiệu Kem Magnum về Việt Nam, Unilever vừa có màn ra mắt sản phẩm Magnum Luxe mới hoành tráng tại Quận 7, chọn Chi Pu là đại sứ thương hiệu mới cho năm 2024. Dòng sản phẩm Magnum theo đại diện Unilever nhắm đến đối tượng GenZ – thế hệ tiêu dùng mới của Việt Nam.
Tương tự, SYM cũng ra mắt dòng xe mới Priti 50 với kiểu dáng đặc biệt dành cho đối tượng GenZ. Đây theo giới thiệu là dòng xe hoàn toàn mới của SYM Việt Nam với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt cùng 3 gam màu sắc trắng ánh hồng, xanh ngọc ánh bạc phong cách, xanh đậm ánh tím… Pritu 50 còn được trang bị sạc nhanh USB QC3.0 tiện lợi, đánh vào tâm lý đối tượng tiêu dùng trẻ.
Chia sẻ tại kỷ niệm 1 năm của VBCI – Hiệp hội doanh nghiệp tại Tp.HCM mới đây, đại diện Eximbank cho biết nhu cầu vay vốn tái sản xuất của doanh nghiệp đang tăng. Giai đoạn vừa qua nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng suy thoái rất nặng nề, doanh nghiệp nói chung và các đơn vị thuộc VBCI gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khó trong vấn đề tiếp cận vốn để kinh doanh.
Trong giai đoạn tới, để hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết, Eximbank và VBCI đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU), theo đó Eximbank sẽ cung cấp gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất từ 5,25% cho các doanh nghiệp thành viên VBCI tại Tp.HCM, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Hiện, VBCI đã có hơn gần 600 doanh nghiệp thành viên.
Bên cạnh nhu cầu hồi phục, thương mại điện tử (TMĐT) tăng tốc cũng là một trong những chất xúc tác thúc đẩy sự hồi phục. Tổng doanh số trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) đã đạt mức 71.200 tỷ đồng, tăng trưởng tới 78,69% so với cùng kỳ năm 2023.
Con số này vượt xa kỳ vọng bởi theo nhiều dự báo, doanh số thị trường TMĐT năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với 2023. Đồng thời, 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua – tăng 83,21% so với cùng kỳ. Với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa được triển khai, người dân đang có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn so với giai đoạn hậu Covid-19. Và mua sắm online đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen tiêu dùng.