Lạm phát là một trong những hiện tượng thị trường xấu đi do nhiều nguyên nhân. Khi xảy ra lạm phát, chúng ta cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro về tài chính có thể xảy ra trong thời kỳ lạm phát. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát
Các nhà kinh tế học đồng thuận rằng, gốc rễ của lạm phát kéo dài là do tăng trưởng cung tiền của một quốc gia vượt xa tăng trưởng kinh tế. Cung tiền của một quốc gia có thể tăng lên bằng cách: NHTW in thêm tiền, phá giá đồng tiền hợp pháp, cho vay tiền mới dưới dạng tín dụng tài khoản dự trữ bằng cách mua trái phiếu Chính phủ từ các ngân hàng trên thị trường thứ cấp.
Những trường hợp này đều khiến tiền bị mất giá, mất đi sức mua của nó, và cơ chế thúc đẩy lạm phát được chia thành ba loại chính: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát tích hợp.
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi cung tiền và tín dụng tăng, kích thích tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn năng lực sản xuất của nền kinh tế. Điều này khiến nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng và dẫn đến tăng giá. Một mặt hàng tăng kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng tăng theo.
Khi người dân no đủ, có nhiều tiền để tiêu hơn thì tâm lý tiêu dùng sẽ tích cực và thoải mái hơn rất nhiều. Họ sẵn sàng chi cao hơn, khiến giá bị kéo lên cao, điều này tạo ra khoảng cách giữa cung và cầu: cầu thì nhiều nhưng cung kém, thiếu linh hoạt. Ở Việt Nam, tình trạng này rất dễ nhận thấy, chẳng hạn khi xăng lên giá thì rất nhiều mặt hàng khác tăng theo như vận tải, vận chuyển hành khách, giá đồ ăn thức uống… sau đó mặc dù xăng xuống giá nhưng các mặt hàng và dịch vụ khác không xuống theo.
Cách xử lý khi thị trường có lạm phát
Tham khảo tư vấn tín dụng phi lợi nhuận
Hãy tham khảo lời khuyên từ các công ty tư vấn tín dụng phi lợi nhuận về vấn đề giải quyết nợ, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát. Họ có thể giúp lên kế hoạch ngân sách, giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về tài chính của bản thân, từ đó điều hướng tốt hơn trong việc giải quyết các khoản nợ thẻ tín dụng, khoản vay sinh viên hay chi phí nhà ở,…
Nghiên cứu cách thay đổi lãi vay
Hãy thử bàn bạc với nhân viên tín dụng nơi bạn vay vốn về tình hình khó khăn lúc này, nếu bạn là khách hàng lâu năm, có lịch sử thanh toán tốt thì có thể được xem xét giảm lãi suất, giãn nợ, thay đổi ngày thanh toán cho hợp với chu kỳ trả nợ, cơ cấu lại khoản nợ…
Việc đàm phán thành công những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt trong tương lai. Bạn cũng có thể hợp nhất khoản nợ thành một khoản duy nhất giúp cắt giảm tối đa tiền lãi chi trả hàng tháng và dễ dàng hơn trong việc quản lý và trả nợ.
Chọn chiến lược trả nợ hiệu quả
Có nhiều chiến lược trả nợ, bạn cần tham khảo và cân nhắc xem chiến lược nào phù hợp với bản thân nhất trong thời điểm này.
Có 2 chiến lược trả nợ cơ bản sau:
Chiến lược “tuyết lở” (debt avalanche)
Với chiến lược này, bạn sẽ tập trung vào việc trả nợ theo lãi suất từ cao đến thấp, không quan tâm đến số dư nợ. Nghĩa là bạn sẽ ưu tiên trả hết những khoản vay đang áp dụng lãi suất cao nhất rồi khoản giảm dần. Với cách này, bạn sẽ phải trả tổng số tiền lãi ít nhất.
Chiến lược “quả cầu tuyết” (debt snowball)
Phương pháp này khuyến khích xử lý những khoản nợ có số dư thấp nhất rồi tăng dần lên, không kể lãi suất. Việc này rất dễ dàng, khi bạn giải quyết xong nhiều món nợ nhỏ, lặt vặt sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục trả các khoản nợ lớn hơn.
Ưu tiên thanh toán nợ xấu
Hãy ưu tiên thanh toán những khoản nợ xấu trước. Nợ tốt là nợ dùng để mua vật phẩm có giá trị tăng lên trong tương lai mà phần tăng lên nhiều hơn phần lãi phải trả. Nợ xấu là nợ vay để mua tiêu sản, lãi từ khoản nợ này làm tăng chi phí trong tương lai. Nợ xấu thường do mua sắm theo cảm tính, “vung tay quá trán”.
Hãy lập kế hoạch loại trừ từng khoản nợ và hạn chế hết mức việc vay thêm nợ vào thời điểm này.
Trên đây là những lưu ý giúp bạn vượt qua thời kỳ lạm phát một cách tối ưu nhất. Mong rằng, với những thông tin trên, bạn có thể tối ưu tài chính của mình một cách an toàn nhất. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan: Khi lạm phát nên đầu tư gì? 5 kênh đầu tư hiệu quả khi lạm phát tăng cao