NDA là gì? Vai trò của NDA trong các hoạt động của doanh nghiệp ra sao? Có thể nói NDA là một khái niệm rất quen thuộc đối với các hoạt động kinh doanh hay bảo mật thông tin. Ta có thể bắt gặp NDA trong rất nhiều hoàn cảnh như những thỏa thuận về bảo thông tin, bảo mật các dự án… Hôm nay hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn khái niệm NDA là gì? và các đặc điểm của nó ngay sau đây nhé!
Khái niệm NDA là gì?
NDA-Non-disclosure agreement, chúng ta có thể hiểu theo nghĩa tiếng VIệt là thỏa thuận không tiết lộ giữa 2 bên về những thông tin, tài liệu, kiến thức cũng như các bí mật mà các bên muốn giữ.
Những điều mà họ muốn giữ kín này chỉ chia sẻ cho bên thứ 2 do mục đích chung và hạn chế tối đa nhất quyền truy cập của bên thứ 3.
Thỏa thuận bảo mật thông tin này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nữa như:
– Thỏa thuận bảo mật – Confidentiality Agreement – CA.
– Thỏa thuận việc tiết lộ bí mật – Confidential Disclosure Agreement – CDA.
– Thỏa thuận thông tin độc quyền – Proprietary Information Agreement – PIA
– Thỏa thuận bí mật – Secrecy Agreement – SA.
Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lí nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ thân tín.
Cụ thể như:
– Thỏa thuận bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng
– Thỏa thuận bảo mật kinhdoanh của các doanh nghiệp
– Chiến lược công ty
– Giá đấu thầu
– Tài liệu
…
Thỏa thuận bảo mật thông tin rất phổ biến cho các doanh nghiệp trong quá trình tham gia đàm phán với doanh nghiệp khác.
Hai bên đang xem xét kinh doanh và biết được quy trình kinh doanh của nhau để đánh giá tình hình kinh doanh của nhau mà không phải sợ rằng những thông tin này sẽ lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.Những thông tin được bảo vệ đó là những thông tin liên quan đến bí mật thương mại như chiến lược marketing, kế hoạch bán hàng, phần mềm độc quyền.
Nếu như một NDA bị vi phạm bởi một bên thì bên còn lai có quyền yêu cầu tòa án ngăn chặn những tiết lộ thêm thông tin và có thể kiện bên vi phạm về thiệt hại tài chính.
Các loại thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA)
Thỏa thuận bảo mật được chia làm 3 loại gồm có đơn phương, song phương và đa phương. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng của nó, cụ thể như sau.
NDA đơn phương
NDA đơn phương hay còn gọi là NDA một chiều, nghĩa là có liên quan đến hai bên. Trong đó chỉ có một bên (bên tiết lộ) dự kiến sẽ tiết lộ một số thông tin nhất định cho bên còn lại (bên nhận) và yêu cầu được bảo mật thông tin đó.
NDA song phương
Loại NDA này có liên quan đến hai bên, như vậy tức là cả hai bên đều sẽ có dự định tiết lộ thông tin cho nhau.
Loại NDA này thường gặp khi mà các doanh nghiệp muốn xem xét liên doanh hay sáp nhập với nhau, và trong quá trình đó thì họ sẽ trao đổi những thông tin cần thiết để xem xét hiệu quả kinh doanh.
NDA đa phương
NDA đa phương là có liên quan đến 3 hoặc là nhiều hơn 3, loại này cũng là loại khá phổ biến. Trong đó thì 1 bên sẽ có dự định tiết lộ thông tin và yêu cầu những bên còn lại phải giữ kín thông tin này.
Loại NDA này giúp loại bỏ được sự bó buộc phải của hai loại NDA đơn phương và song phương giữa hai bên.
Vì nếu như chỉ có một NDA được kí với cả 3 bên thì mỗi bên đều có ý định tiết lộ thông tin cho hai bên còn lại.
Như vậy thì rõ ràng là có thể được sử dụng thay cho ba NDA song phương riêng biệt giữa bên thứ nhất và bên thứ hai, bên thứ hai và bên thứ ba, bên thứ ba và bên thứ nhất.
Khi sử dụng loại NDA đa phương sẽ mang lại lợi ích, vì khi mà các bên liên quan xem xét, thực thi và thực hiện chỉ có một thỏa thuận.
Còn với NDA đa phương thì cần phải thực hiện đàm phán một cách phức tạp hơn giữa các bên liên quan để có thể đạt được sự động thuận và nhất trí hơn về một thỏa thuận đa phương. Hi vọng với nội dung trên đây thì bạn có thể biết và hiểu thêm được về thỏa thuận bảo mật thông tin NDA cũng như nắm được những loại thỏa thuận NDA.
Tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về tài chính tại: vaytiennhanhsieutoc.net