7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Quản lý chi tiêu cá nhân là một chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để đạt được những mục tiêu từ cơ bản đến tự do tài chính, mỗi người cần phải biết lên kế hoạch, biết tiết kiệm và chi tiêu một cách hợp lý nhất, tránh những sự phá vỡ kế hoạch và mất kiểm soát trong chi tiêu mỗi ngày. Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả để giúp bạn kiểm soát tốt nhất việc chi tiêu của mình nhé!

1. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân rõ ràng

Chúng ta thường có thói quen ít tính toán nhiều khi chi tiêu và ít đặt mục tiêu tài chính rõ ràng cho từng giai đoạn tài chính của bản thân nên hay gặp các vấn đề về quản lý chi tiêu cá nhân. Nó tạo nên thói quen tiêu pha một cách ngẫu hứng và khá tùy tiện, không tuân theo một kế hoạch cụ thể nào .

Đặt mục tiêu tài chính cá nhân rõ ràng

Đặt mục tiêu tài chính cho cá nhân một cách rõ ràng

Để ‘’tiết chế’’ lại những cuộc ngẫu hứng “vung tay quá trán” của mình bạn nên xác định rõ mục tiêu tài chính một cách rõ ràng. Từ đó xây dựng nên một kế hoạch chi tiết nhất để có thể hoàn thành được mục tiêu đó.

Mục tiêu đó sẽ giúp bạn tập trung hơn, có động lực để bạn tiến đến một đích đến tốt nhất trong kế hoạch đã đề ra. Nó đơn giản như việc, giai đoạn 1 trả hết nợ ngân hàng, giai đoạn 2 có thể mua nhà, mua xe hay khởi nghiệp,…

2. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Như đã nói ở trên, nếu bạn muốn đạt mục tiêu tài chính thì bạn phải có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Bạn cần phân định rõ những khoản chi tiêu thiếu yếu và không thiết yếu để có thể kiểm soát tốt nhất nhu cầu của bản thân.

Kế hoạch chi tiêu cần phải thể hiện được các đề mục, số lượng cần chi và số tiền dự kiến. Một kế hoạch càng cụ thể, chi tiết và rõ ràng càng giúp bạn chi tiêu dễ dàng hơn, đúng với thực tế và tránh sự dư thừa, phí phạm không cần thiết khi mua sắm. Điều này rất dễ xảy ra khi bạn không làm chủ được cảm xúc và thói quen của mình trong việc chi tiêu.

Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Thiết lập kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu rõ ràng

3. Cân nhắc các khoản phải chi theo đúng nhu cầu

Lên kế hoạch và chia các mức độ ưu tiên trong việc sử dụng tài chính cá nhân.

Những khoản chi cần thiết là bắt buộc phải chi trả hoặc như: Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, chi phí đi lại, tiền ăn uống, chi phí giáo dục,…

Trong kế hoạch nên liệt kê rõ ràng số tiền và trích sẵn ra để đảm bảo tính kỷ luật trong việc chi tiêu. Phần còn lại để cho những khoản chi tiêu không thiết yếu và tiết kiệm.

4. Tiết kiệm trước khi chi tiêu

Hãy tạo thói quen quản lý chi tiêu cá nhân với ưu tiên “tiết kiệm trước, chi tiêu sau”.

Một kế hoạch quản lý chi tiêu dù chi tiết, cẩn thận đến đâu cũng không thể tránh khỏi những khoản phát sinh. Khoản phát sinh này có thể ít nhưng cũng có thể rất nhiều. Trong khi nguồn thu nhập của bạn không thể xử lý kịp và bạn sẽ cần đến khoản tiết kiệm của mình.

Chính vì thế, hãy tiết kiệm ngay khi có thu nhập trong tháng rồi tính toán cho việc chi tiêu sau. Điều này sẽ giúp bạn ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, vừa hạn chế việc tiêu pha mạnh tay khi đang có sẵn tiền.

5. Sử dụng sổ hoặc app quản lý chi tiêu

Ngày nay, với sự xuất hiện của các loại phần mềm, app quản lý chi tiêu, chúng ta cũng sẽ dễ dàng hơn trong kiểm soát và theo dõi hoạt động thu chi của mình. Chỉ với những thao tác đơn giản trên thiết bị smartphone, các app quản lý chi tiêu sẽ hỗ trợ chúng ta trong việc ghi lại hay theo dõi các khoản chi tiêu hay tiết kiệm của mình.

Với những phân tích từ app, chúng ta sẽ có mức chi tiêu hợp lý hơn, kiểm soát được tốt hơn nguồn tiền ra vào của mình một cách dễ dàng.

Một số app như ứng dụng quản lý chi tiêu hiện được đánh giá khá cao hiện nay là sổ thu chi Misa, Home Budget, Money Lover ,…

Sử dụng sổ hoặc app quản lý chi tiêu

Sử dụng công nghệ thông minh để theo dõi chi tiêu

6. Theo dõi, đánh giá các khoản chi tiêu

Cần phải theo dõi, đánh giá lại các khoản chi tiêu đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có ý nghĩa sẽ giúp chúng ta nhìn nhận và điều chỉnh lại mức chi tiêu một cách hợp lý hơn.

Khoản chi nào cần thiết, khoản nào đã tiêu quá tay, khoản nào đúng kế hoạch, khoản nào nằm ngoài dự kiến.

Ngoài ra việc nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động giao dịch chi tiêu thì cũng phải chú ý theo dõi sát sao hàng tháng để tránh sự quá đà, vượt khả năng chi trả.

7. Điều chỉnh lại chi tiêu sao cho phù hợp

Sau mỗi cuối tháng, bạn cần đánh giá tình hình tài chính cá nhân để từ đó điều chỉnh lại mức chi tiêu sao cho phù hợp nhất. Nếu các khoản chi nhiều hơn hoặc bằng tổng thu nhập thì bạn nên cân chỉnh lại chi tiêu cho tháng sau.

Ngoài ra, bạn nên áp dụng quy tắc 50/30/20 tương ứng với chi phí cố định, sở thích cá nhân và đầu tư, tiết kiệm để đảm bảo chi tiêu hiệu quả.

Với 7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả mà Vaytiennhanhsieutoc.net chia sẻ với bạn trên đây, hi vọng bạn sẽ có thêm những tham khảo để hỗ trợ mình trong quá trình đạt đến mục tiêu tài chính trong tương lai.

Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì? Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả