Thị phần là gì? Vai trò và cách xác định thị phần doanh nghiệp

Trong kinh doanh, thị phần là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp. Việc xác định đúng thị phần trưởng sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, tăng lợi nhuận sau này.

1. Thị phần là gì?

Thị phần (Market share) hay tỷ trọng thị trường là phần sản lượng tiêu thụ mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong một thị trường nhất định. Số liệu về tỷ trọng thị trường được dùng để đo lường mức độ tập trung hóa của người bán (doanh nghiệp) trong một thị trường.

Công thức tính thị phần như sau:

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng/Tổng doanh số của thị trường

Hoặc

Thị phần = Tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra/Tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

Ngoài ra, thị phần còn được tính theo công thức:

Thị phần tương đối = Tổng doanh số của doanh nghiệp/Tổng doanh số của tất cả đối thủ trên thị trường

Hoặc

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm được doanh nghiệp bán ra/ Tổng sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh bán ra

Ví dụ về thị phần: Doanh nghiệp A kinh doanh giày dép, toàn bộ thị trường có 100 đôi giày được bán, trong đó A bán được 20 đôi. Như vậy A đang chiếm thị phần là 20%

Như vậy, có thế thấy được thị phần cho chúng ta biết các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng lượng tiêu thụ trên thị trường. Nếu 1 doanh nghiệp chiếm thị phần càng cao thì đồng nghĩa sản phẩm, dịch vụ bán ra nhiều hơn so với đối thủ.

 Thị phần là gì?

Thị phần là tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trên một thị trường nhất định

2. Vai trò của thị phần đối với các doanh nghiệp

Trong bất cứ một doanh nghiệp nào, thị phần đều đóng vai trò quan trọng. Dưới đây sẽ là 3 lợi ích to lớn của thị phần đối với doanh nghiệp, bao gồm:

Xác định chính xác khả năng cạnh tranh

Dựa vào thị phần doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường, nhà quản trị có thể xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc nắm được vị thế hiện tại của mình so với đối thủ cạnh tranh giúp bạn dễ dàng triển khai các kế hoạch bán hàng, marketing phù hợp. Qua đó thúc đẩy doanh số và độ nhận diện thương hiệu.

Xác định được tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp căn cứ vào thị phần hiện tại thể xác định được tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong phân khúc thị trường. 

  • Nếu doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn, điều này cho thấy tốc độ phát triển kinh doanh tốt và có hiệu quả.
  • Nếu thị phần của doanh nghiệp nhỏ nghĩa là tốc độ phát triển là thấp, bạn cần có chiến lược thúc đẩy, tăng doanh thu hiệu quả.

Cơ sở dữ liệu để xây dựng nguồn nhân lực

Dựa vào số lượng thị phần doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường, nhà quản trị có thể xây dựng các phương án, kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có chính sách tạo động lực đối với nguồn nhân lực để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Khi số liệu về thị phần doanh nghiệp thấp, nhà quản trị cần bổ sung nguồn nhân lực phù hợp để triển khai các chiến lược nhằm gia tăng thị phần hiệu quả. Ngược lại, khi thị phần đang ở mức cao, doanh nghiệp nên triển khai các chương trình tạo động lực để giữ vững tinh thần, đẩy mạnh ưu thế sẵn có.

Cơ sở dữ liệu để xây dựng nguồn nhân lực

Thị phần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp

3. Cách xác định thị phần 

Thị trường luôn luôn biến đổi, ngay cả khi thị phần doanh nghiệp đang cao cũng hoàn toàn có thể sụt giảm chỉ trong vài tháng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần đánh giá thị phần của doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược theo từng thời kỳ.

Cách tính thị phần được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Ma trận Boston (BCG) với trục tung là sự tăng trưởng sản lượng, doanh số và trục hoành thể hiện thị phần. Theo đó, ma trận BCG được chia ra làm 4 ô gồm có: Dấu hỏi, ngôi sao, Bò sữa và Chó mực. Cụ thể:

  • Dấu hỏi: Là sản phẩm mới vào thị trường, đây là nhóm có tiềm năng phát triển mạnh nhưng thị phần sở hữu còn khiêm tốn và chưa có chỗ đứng. Vậy nên nhóm này chỉ là một dấu chấm hỏi. Với sản phẩm thuộc nhóm này, doanh nghiệp cần có kế hoạch marketing thử trong thời gian ngắn, theo dõi thị trường và phân tích các sản phẩm để quyết định có nên tiếp tục phát triển nó hay không. Nếu có tiềm năng, nhà quản trị có thể đưa sản phẩm vào nhóm ngôi sao và đẩy mạnh marketing. Ngược lại, sản phẩm không có khả năng phát triển nên đưa vào nhóm chó mực để loại bỏ.
  • Ngôi sao: Đây là nhóm sản phẩm được thị trường chào đón và đang phát triển mạnh. Doanh nghiệp muốn có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông để tăng tốc chiếm lĩnh thị trường và thu về lợi nhuận.
  • Bò sữa: Đây là nhóm sản phẩm khó tăng trưởng thêm trên thị trường. Tuy nhiên, thị phần của nó vẫn còn doanh thu mang về cho doanh nghiệp khá ổn. Chính vì thế, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng nhân lực vừa phải để duy trì và hạn chế việc sụt giảm thị phần.
  • Chó mực: Đây là nhóm sản phẩm được đánh giá không có khả năng phát triển, không mang lại lợi nhuận và không có thị phần. Với nhóm này, doanh nghiệp không nên tiếp tục đầu tư nguồn lực, tài chính mà cần loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh các chi phí như tồn kho, quản lý, bảo quản, kiểm kê, đối soát… ảnh hưởng đến tiền đầu tư của doanh nghiệp.

Với cách phân chia theo ma trận BCG, chủ doanh nghiệp có thể quan sát được tình trạng phát triển cũng như thực trạng của các sản phẩm đã có mặt trên thị trường hoặc sắp được tung ra. Từ đó đưa ra các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp, giữ vững và củng cố vị thế cho doanh nghiệp.

Cách xác định thị phần 

Cách xác định thị phần của doanh nghiệp theo ma trận Boston

4. Cách gia tăng thị phần đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp luôn phấn đấu để gia tăng thị phần, đặc biệt với các sản phẩm, dịch vụ mới. Việc tăng thị phần có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và cải thiện nguồn lợi nhuận. Dưới đây sẽ là một số cách giúp gia tăng thị phần mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ có ấn tượng và thiện cảm với sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, khả năng mua/sử dụng lại sẽ cao hơn.
  • Phát triển thị trường mới: Việc tiếp cận và phát triển 1 thị trường mới giúp doanh nghiệp có cơ hội gia tăng thị phần. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phát triển thị trường, doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp.
  • Đa dạng hình thức tiếp thị: Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu đến người dùng. Doanh nghiệp cần xác định chính xác kênh phân phối như quảng cáo online, trực tiếp, báo chí, truyền hình…
  • Mua lại đối thủ cạnh tranh: Cách này giúp doanh nghiệp có được một lượng lớn khách hàng sở tại của công ty mới mua, đồng thời số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, việc mua lại công ty sẽ tốn khá nhiều chi phí, nên cần có sự tính toán hợp lý.

Thị phần của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp có thị phần lớn sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh và nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Để có thể giữ vững, củng cố vị thế, đồng thời tiến tới “thống trị” thị trường, doanh nghiệp cần liên tục xác định thị phần để đưa ra chiến lược phù hợp.

Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích, bạn đọc đừng quên truy cập vào Vaytiennhanhsieutoc.net