Gen Z đời đầu đã bước vào thời kỳ trưởng thành và bắt đầu tự tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân. Điều quan trọng là họ cần bắt đầu quản lý tài chính cá nhân của mình. Và để có thể quản lý nguồn tiền một cách hiệu quả thì bạn đừng quên tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cách quản lý tài chính hiệu quả
Bí quyết được nhiều người đưa ra chính giúp gen Z có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả chính là mô hình tháp tài sản. Đây là một phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất để họ thực hiện điều này bởi mô hình này được phân chia thành các tầng với độ rộng khác nhau. Diện tích mỗi tầng thể hiện sự ưu tiên, tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong tổng số tài sản của cá nhân.
Xây dựng tháp tài sản hợp lý sẽ giúp gẹn Z quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đồng thời có thể xây dựng kế hoạch tài chính ổn định cho tương lai.
Cách quản lý tài chính hiệu quả theo mô hình tháp tài sản
Cách xây dựng mô hình tháp tài sản
Gen Z là những người luôn năng động và có nguồn thu nhập sớm, điều này khiến nhu cầu quản trị tài chính cá nhân cũng ngày càng rõ rệt. Mô hình tháp tài sản được xem như một lựa chọn cơ bản để quản lý tài chính hiệu quả.
Nguyên tắc xây dựng
Khi xây dựng tháp tài sản, hai nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ:
- Xây từ dưới lên: Tương tự như xây nhà, một nền móng vững chắc sẽ tạo ra một ngôi nhà kiên cố. Do đó, quá trình xây dựng tháp tài sản cần phải bắt đầu từ những lớp cơ bản và chắc chắn, rồi mới đến những lớp phía trên.
- Đáy rộng là tốt: Lớp tài sản ở đáy tháp càng rộng, tức là lớp tài sản vô hình càng lớn, thì càng tốt. Đây là lớp quan trọng nhất và là nguồn gốc của mọi thứ sau này.
Các bước xây dựng mô hình quản lý tài chính cá nhân
Có năm bước cụ thể tương ứng với việc xây dựng tháp tài sản:
- Bước 1: Xây dựng tài sản vô hình
Tài sản vô hình là hành trang kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm mà bạn tích lũy qua cuộc sống và học hành. Từ những bài học trong sách vở đến những kinh nghiệm thực tế, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thành công của bạn. Nó là nguồn vốn không thể đo lường được, mà bạn có thể sử dụng để tạo ra các loại tài sản hữu hình khác.
Điều này có nghĩa là, đối với mỗi sự tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng, bạn đang mở ra cơ hội tăng cường tài sản của mình, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự thành công tài chính trong tương lai.
Hãy sử dụng một khoản tiền thu nhập để đầu tư cho bản thân
- Bước 2: Xây dựng tài sản bảo vệ
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần phân bổ tài chính thành nhiều phần là một phần không thể thiếu chính là tài chính dành cho các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng lớp tháp tài sản phòng vệ là khoản tiền dự trữ được dành riêng để đối phó với những sự cố không mong muốn như bệnh tật hoặc thất nghiệp, đảm bảo bạn vẫn có nguồn thu nhập ổn định để chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày và chi phí y tế.
Với khoản tiền dự trữ này, bạn có thể xem xét các phương thức đầu tư an toàn như tiết kiệm, vàng, hoặc bất động sản để bảo vệ giá trị tài sản của mình. Ngoài ra, việc mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ cũng là một cách hiệu quả để đảm bảo rằng bạn và gia đình sẽ được bảo vệ tốt nhất trong mọi tình huống khẩn cấp.
- Bước 3: Xây dựng lớp tài sản tạo thu nhập
Phân bổ 1 phần tài chính trong thu nhập để đâu tư và tạo các nguồn thu thụ động hàng tháng giúp bạn làm “dày hơn” tài chính của mình. Bạn cần ưu tiên lựa chọn các tài sản có khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định, giúp bạn thu được dòng tiền liên tục mà không cần phải làm việc chủ động.
Các tài sản có thể xem xét bao gồm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định, trái phiếu doanh nghiệp với mức lãi hấp dẫn, chứng chỉ quỹ đầu tư có khả năng sinh lời, và chứng chỉ tiền gửi với lợi suất cố định. Điều này giúp bạn xây dựng một nguồn thu nhập đáng tin cậy từ các tài sản đầu tư, giảm bớt áp lực về việc tìm kiếm thu nhập hàng tháng và tạo ra một cơ sở tài chính ổn định cho tương lai.
Nếu bạn là người mới và muốn đầu tư hiệu quả, có thể tham khảo thêm: https://topi.vn/dau-tu-chung-khoan.html
- Bước 4: Xây dựng tài sản tăng trưởng
Đã qua 3 lớp an toàn của tháp tài sản, ở bước 4 bạn sẽ hướng tới những tài sản mang lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên đi kèm cũng là rủi ro. Loại tài sản tăng trưởng được lựa chọn phổ biến hiện nay là chứng khoán, cụ thể là các loại cổ phiếu. Dù chọn mã nào, bạn cũng cần nhớ rằng kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì tỉ lệ rủi ro cao tương ứng.
Sử dụng một phần thu nhập để đầu tư chứng khoán, cổ phiếu giúp gia tăng tài sản
- Bước 5: Xây dựng tài sản mạo hiểm
Trong quản lý tài chính, bạn chỉ nên đầu tư khoảng 5-7% thu nhập vào lớp tài sản mạo hiểm thôi. Đây là phần vốn nhỏ, nó có tính chất như “được ăn cả, ngã về không”. Khoản đầu tư này có thể là cổ phiếu, chứng khoán phái sinh hoặc tiền điện tử đang nổi.
Trên đây là những chia sẻ về bí quyết xây dựng tháp tài sản để giúp gen Z quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp các bạn xây dựng một kế hoạch tài chính thành công cho mình.
Truy cập vào Vaytiennhanhsieutoc.net để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức tài chính hay mỗi ngày nhé!