Mô hình cái nêm là gì? Các dạnh mô hình cái nêm phổ biến trong chứng khoán

mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm (hay Wedge Pattern) là mô hình giá xuất hiện phổ biến trên biểu đồ, dự báo những điểm bất thường có thể xảy ra dẫn đến đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng. Tuy nhiên mô hình cái nêm lại rất dễ nhầm lẫn với mô hình tam giác. Chính vì vậy, Vaytiennhanhsieutoc.net sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này và các dạng phổ biến của nó nhé!

1. Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm còn được gọi là Wedge Pattern, đây là mô hình giá Forex thường xuất hiện với hai xu hướng tăng hoặc giảm, cung cấp tín hiệu đảo chiều hay tiếp diễn xu hướng trước đó.

Mô hình này sẽ được tạo bởi 2 đường xu hướng có vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự. Hai đường trendline này cùng dốc lên hoặc tụt xuống và cùng hướng về một điểm giống như hình cái nêm. Khi giá breakout khỏi cạnh nào thì chúng sẽ tăng hoặc giảm theo cạnh đó.

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình nêm là dạng mô hình nén nên quá trình hình thành của nêm cũng chính là quá trình tích luỹ trước khi phát nổ, nhưng nếu so với mô hình chữ nhật thì quá trình này sẽ có phần khó đoán hơn, lên lên xuống xuống để tạo các đỉnh các đáy theo hướng thấp dần hoặc tăng dần chứ không phải là những dạng đỉnh đáy đi ngang ngang như mô hình chữ nhật.

Khi nhìn vào mô hình cái nêm, nhà đầu tư sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng với mô hình tam giác và có thể bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, mô hình tam giác được tạo bởi 1 đường trendline hướng lên và 1 đường trendline hướng xuống hoặc nằm ngang, chúng cũng không cung cấp tín hiệu đến khi breakout. Còn mô hình cái nêm, cả 2 đường sẽ phải cùng dốc lên hoặc dốc xuống. Tuỳ thuộc vào mô hình nêm tăng hay giảm, các trader sẽ dự đoán được hướng đi tiếp theo là như thế nào.

Mô hình cái nêm có thể bắt gặp trong mọi tài sản giao dịch đa dạng từ cổ phiếu, trái phiếu, hay hợp đồng tương lai cho đến Forex, tiền điện tử. Mô hình này cũng được coi là một tín hiệu giao dịch hiện đang được nhiều trader ưa chuộng.

2. Cấu tạo của mô hình cái nêm

Mấu chốt hình thành 1 cái nêm chính là 2 đường xu hướng, với đường nằm trên được xem như là đường kháng cự và đường nằm ở vị trí dưới được xem là đường hỗ trợ, chúng có xu hướng dốc lên hoặc dốc xuống tùy theo thị trường.

Và độ dốc của 1 cái nêm cũng chính là mấu chốt quan trọng nhất của mô hình cái nêm để phân biệt với các dạng mô hình khác. Bên cạnh đó, việc dốc lên dốc xuống kết hợp với xu hướng diễn ra trước đó cũng sẽ ảnh hưởng tới việc khẳng định nêm đó chung thủy với xu hướng ban đầu hay là 1 dạng mô hình đảo chiều.

Từ đây cũng sẽ chia ra làm 2 dạng bao gồm: nêm tăng với 2 đường xu hướng được hướng lên trên.

Ngược lại, nêm giảm gồm 2 đường xu hướng xuống phía dưới.

Như vậy cấu tạo của mô hình nêm sẽ gồm 2 đường xu hướng cùng 1 vùng giá sẽ nằm trong 2 đường xu hướng này. Tuy nhiên, nếu phần bị nhốt ở mô hình chữ nhật sẽ là vùng giá ngang với việc giá sẽ đập lên đập xuống thì 2 đường xu hướng này tạo thành 2 đường song song, với mô hình nêm giá sẽ đi trong đây theo dạng sóng, nghĩa là tạo ra các đỉnh các đáy thấp dần hoặc lên cao dần tuỳ vào từng loại mô hình.

Cấu tạo của mô hình cái nêm

3. Các loại mô hình cái nêm trong chứng khoán

Mẫu hình cái nêm được chia thành 3 loại khác nhau: mô hình nêm tăng, giảm và mô hình nêm mở rộng. Mỗi mô hình sẽ có đặc điểm riêng và cung cấp tín hiệu khác nhau, cụ thể như sau:

Mô hình nêm tăng

Mẫu hình cái nêm tăng có đặc biệt là 2 cạnh là 2 đường trendline tăng, dốc lên và hội tụ tại một điểm bên phải mô hình. Giá chạm vào mỗi đường trendline ít nhất là 2 lần. Mô hình này có thể xuất hiện trong một xu hướng tăng hoặc có hướng giảm. Tuỳ thuộc vào xu hướng trước đó mà mô hình nêm tăng sẽ cung cấp tín hiệu khác biệt, khác nhau.

Ý nghĩa của mô hình nêm tăng:

Mô hình nêm tăng xuất hiện trong xu hướng tăng, cung cấp các tín hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Mô hình này có thấy lực mua đang giảm dần, lực bán lại đang có dấu hiệu tăng lên. Đến cuối mô hình những người bán đã kiểm soát được tình hình và thành công kéo giá đi xuống.

Mô hình nêm tăng xuất hiện trong xu hướng giảm, cung cấp các tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi và tiếp tục tích lũy của phe bán. Sau khi tích lũy đủ thì giá sẽ phá vỡ mô hình trước đó và tiếp tục đi xuống.

Mô hình nêm giảm

Mẫu hình cái nêm giảm được tạo thành bởi 2 đường trendline giảm, dốc xuống và hướng tới để hội tụ tại một điểm. Mô hình này có thể xuất hiện trong cả trong xu hướng tăng và giảm. Tùy thuộc vào xu hướng trước đó mà tín hiệu mà mô hình cung cấp cũng sẽ khác nhau.

Ý nghĩa của mô hình nêm giảm:

Mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng, cung cấp các tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng. Thời điểm xuất hiện mô hình cái nêm giảm chỉ là giai đoạn tạm nghỉ và tích lũy của phe mua trước khi tiếp tục xu hướng cũ.

Mô hình nêm giảm trong xu hướng giảm, cung cấp tín hiệu đảo chiều có xu hướng tăng. Mô hình này cho thấy phe bán đang yếu đi và phe mua đang dần dần chiếm lĩnh thị trường.

Mô hình nêm mở rộng

Mô hình cái nêm mở rộng tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ cho các tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng. Mô hình nêm này gồm có hai loại là nêm mở rộng hướng lên và nêm mở rộng có xu hướng xuống. Ý nghĩa cụ thể của mô hình nêm mở rộng như sau:

Mô hình nêm mở rộng hướng lên: Mô hình này gồm có 2 đường trendline sẽ cùng hướng lên và vẫn thành công khi tạo đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Tuy nhiên, độ dốc của đáy sẽ thấp hơn so với các đỉnh cũng cho thấy sự suy yếu của phe mua. Mô hình này dù xuất hiện trong xu hướng tăng hay giảm thì giá cũng sẽ bứt phá khỏi cạnh dưới và có xu hướng đi xuống nên trader có thể vào lệnh Sell đón đầu.

Mô hình nêm mở rộng hướng xuống: Mô hình này gồm có 2 đường trendline cùng hướng xuống và vẫn thành công khi tạo đỉnh cũng như đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Tuy nhiên, độ dốc của các đỉnh sẽ thấp hơn so với đáy báo hiệu sự yếu thế của phe bán và giá chuẩn bị bứt phá khỏi cạnh trên và tăng.

Các loại mô hình cái nêm trong chứng khoán

4. Cách giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm

Với mỗi mô hình cái nêm sẽ cung cấp tín hiệu khác nhau. Cho nên khi giao dịch các trader cần phải nhận dạng mẫu hình sớm, sau đó mới đưa ra được những chiến lược giao dịch cụ thể. Sau đây là các bước giao dịch cụ thể với mô hình này:

Bước 1: Xác định xu hướng là gì

Các trader cần quan sát trên biểu đồ giá để xác định xu hướng trước đó đang tăng hay giảm. Ngoài ra có thể sử dụng công cụ đường trendline để theo dõi, cùng kênh giá hoặc phân tích trên những khung thời gian lớn hơn để xác định xu hướng.

Bước 2: Vẽ mô hình cái nêm phù hợp

Để vẽ mô hình cái nêm các trader có thể sử dụng đường trendline đi qua các định và đường trendline đi qua các đáy ra sao. Sau đó, xác định xem đó là mô hình nêm tăng, giảm hay là dạng mở rộng.

Bước 3: Vào lệnh

Cách vào lệnh an toàn nhất chính là các trader cần đợi giá breakout khỏi cạnh trên hoặc cạnh dưới để tiến hành vào lệnh. Mỗi mẫu hình nêm tăng, giảm, mở rộng sẽ có các cách vào lệnh khác nhau.

Bước 4: Cắt lỗ và chốt lời

Cắt lỗ: Bên trên đỉnh cao nhất của mô hình này với nêm tăng và bên dưới đáy thấp nhất của mô hình với nêm giảm.

Chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng với chiều rộng nêm. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi chia sẽ ở trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Xem nhanh: Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến nhật đơn giản